Những lưu ý khi thiết kế hệ thống chiếu sáng trong nhà

Thiết kế ánh sáng trong nhà là điều không thể thiếu khi xây dựng bất kỳ ngôi nhà nào. Và ứng với mỗi khu vực với tính năng sử dụng khác nhau sẽ có cách thiết kế phù hợp với từng nơi. Việc thiết kế bóng đèn trong nhà cũng như hệ thống điện không chỉ cần quan tâm đến công năng của từng khu vực mà còn cần mang tính thẩm mỹ để ngôi nhà, tòa nhà của bạn luôn được gọn gàng và tiện nghi.

Yêu cầu đối với thiết kế ánh sáng trong nhà

Nhà ống thiết kế không gian mở, lấy sáng từ ô thoáng

  • Đảm bảo độ rọi theo yêu cầu của từng khu vực cụ thể.
  • Không có bóng tối, độ rọi phải đồng đều trên diện tích chiếu sáng (trừ những trường hợp riêng)
  • Tránh trường hợp gây chói lóa trực tiếp cũng như chói lóa phản xạ để tránh mỏi mắt, thần kinh căng thẳng khi làm việc mất hiệu quả và có thể gây tác động xấu đến quá trình làm việc.
  • Nên tạo ánh sáng giống ánh sáng ban ngày để thị giác phân biệt.
  • Tiết kiệm điện năng là điều cần thiết trong chiếu sáng
  • Chọn nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng với hiệu suất cao
  • Bố trí nguồn chiếu sáng hợp lý
  • Sử dụng thiết bị điều khiển chiếu sáng.

Thiết kế ánh sáng phòng khách

Kinh nghiệm thiết kế ánh sáng hoàn hảo cho phòng khách

Phòng khách là nơi tiếp khách cũng như trở thành không gian quây quần bên nhau của cả gia đình. Vì thế việc thiết kế hệ thống chiếu sáng phòng khách cần hết sức lưu ý đến khả năng thể hiện được sức mạnh và tinh thần chung của cả gia đình. Phòng khách yêu cầu lượng ánh sáng lớn. Ngoài lượng ánh sáng chính thì cũng không thể bỏ qua nguồn sáng phụ bổ trợ.

  • Nguồn ánh sáng chính

Nguồn ánh sáng chính có thể lựa chọn: các loại đèn chùm, đèn ốp trần đặt ở giữa trần phòng khách vừa mang lại sự sang trọng, bề thế lại vừa cung cấp đủ lượng ánh sáng cần thiết cho căn phòng.

Phòng khách nên lựa chọn những loại bóng đèn có kích thước lớn còn thể hiện sự mạnh mẽ, khỏe khoắn của gia chủ và cả gia đình. Với những chiếc đèn kích thước lớn được đặt giữa phòng có lượng ánh sáng đủ để giúp bao phủ được toàn bộ căn phòng.

Hiện nay, rất nhiều gia chủ sử dụng đèn led thả trần cho không gian phòng khách của mình, vừa đặc sắc lại mang đến cảm giác nhẹ nhàng, lại tiết kiệm điện năng tốt.

  • Đối với nguồn sáng phụ

Nguồn ánh sáng phụ với nhiều lựa chọn khác nhau. Bạn có thể chọn đèn tường, đèn cây, đèn led dây, đèn Downlight âm trần…. Khi thiết kế ánh sáng trong nhà cho phòng khách việc lựa chọn bố trí các bóng đèn Downlight âm trần men theo trần nhà không chỉ mang đến nguồn năng lượng tốt mà còn giúp trang trí không gian căn phòng thêm sinh động hơn. Tốt nhất nên thiết kế có hai công tắc theo kiểu bóng chẵn lẻ để việc lựa chọn ánh sáng được đa dạng hơn.

Trường hợp phòng khách nhà bạn không có trần giả, bạn chỉ cần sử dụng các ống đèn led tuýp là đủ, chúng cung cấp đủ lượng ánh sáng cần thiết lại vừa đơn giản dễ lắp đặt.

Sử dụng đèn led tường thường vào ban đêm tạo độ lung linh cho không gian, đồng thời chiếu sáng lối đi. Nếu phòng bạn có treo những bức tranh thì không thể bỏ qua việc sử dụng đèn led chiếu tranh với kiểu dáng đơn giản, ánh sáng của chúng giúp làm nổi bật các tác phẩm nghệ thuật vào buổi tối, mang đến nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.

Thiết kế ánh sáng nhà bếp

Thiết kế chiếu sáng phòng bếp và những điều cần lưu ý

Nhà bếp thường được sử dụng nhiều nhất là vào buổi sáng, trưa và tối. Thiết kế ánh sáng nhà bếp thường sẽ được tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên. Thường thì chỉ được thiết kế bóng đèn trong nhà ở một số vị trí như: đèn thả trần ở khu vực bàn ăn, đèn downlight hoặc đèn tube led ở khu vực bếp nấu, tủ lạnh, lò nước.

Tuy nhiên, đối với nhà bếp cũng nên chú ý lựa chọn ánh sáng ở khu vực ăn uống sao cho thức ăn trông hấp dẫn hơn, giúp việc ăn uống ngon miệng.

Chú ý: Nên chọn ánh sáng tốt để người nội trợ thuận tiện trong khâu nấu nướng, vệ sinh bếp và dụng cụ.

Thiết kế ánh sáng phòng ngủ

Nội thất phòng ngủ 30m2 đẹp +27 Mẫu thiết kế hiện đại 2022

 

Phòng ngủ là không gian riêng tư, thường được sử dụng vào buổi tối khi đi ngủ. Thế nên đối với không gian phòng ngủ không nên sử dụng đèn có công suất lớn. Trường hợp nếu có làm việc hay học bài thường thì sử dụng đèn bàn, đèn cây để không ảnh hưởng đến giấc ngủ người cùng phòng.

Trường hợp phòng ngủ của bạn có tivi thì đừng quên lắp đặt một bóng đèn ở phía sau hoặc gần tivi để giảm sự chói mắt do cường độ ánh sáng thay đổi liên tục từ tivi.

Phòng ngủ thường sử dụng thêm rèm cửa có chất liệu dày – đây được xem là công cụ khuếch tán ánh sáng hiệu quả, nhất là ban ngày.

Một không gian khác không thể thiếu ánh sáng đó chính là bàn trang điểm. Tốt nhất nên lựa chọn bàn trang điểm có gắn đèn xung quanh.

Chú ý: Khi thiết kế ánh sáng phòng ngủ không nên lắp bóng đèn ngay trên trần phía đầu giường ngủ, tránh trường hợp ánh sáng rọi vào mặt gây khó ngủ.

Thiết kế ánh sáng nhà vệ sinh và hành lang

Kiến trúc sư hướng dẫn thiết kế nhà vệ sinh chi tiết và đơn giản nhất  KN823018 - Kiến trúc Angcovat

Nhà vệ sinh nên thiết kế bóng đèn trong nhà có nguồn ánh sáng lớn nhằm tạo cảm giác sạch sẽ. Nên đặt đèn chiếu sáng cạnh gương hay phía trên gương.

Lưu ý: Không nên lựa chọn ánh sáng vàng cho khu vực nhà vệ sinh.

Khu vực hành lang nên lựa chọn những loại đèn như: đèn ốp trần, đèn tường với lượng ánh sáng đủ giúp quan sát mọi thứ xung quanh được tốt hơn. Ngoài ra, các bóng đèn led còn có ích cho camera bảo vệ an toàn cho gia đình bạn.

Thiết kế ánh sáng trong nhà tùy vào công năng sử dụng của từng khu vực mà tạo nguồn ánh sáng với công suất và màu sắc phù hợp. Hạn chế tối đa tình trạng lãng phí điện năng cũng như lắp đặt nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.

Anh/chị cần tham khảo về các thiết bị điện nổi tiếng, camera an ninh và giải pháp cho nhà thông minh, liên hệ ngay với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH CÁP ĐIỆN XANH

Hotline: 0988551739.
Địa chỉ: Số 15, Đinh Tiên Hoàng, P. Thới Bình. Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

>> Xem thêm Giải pháp tư vấn, lắp đặt nhà thông minh toàn diện

>> Xem thêm Thiết bị điện thông minh 

>> Xem thêm Thiết bị điện dân dụng